Đường dây nóng: 0978870287
chonggia389@gmail.com
13/03/2024
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hoài Anh) |
Giải quyết nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp
Theo chia sẻ của Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Youngsam, nhờ có sự quan tâm và hỗ trợ của các cơ quan thuế và hải quan Việt Nam trong những năm qua, các doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc đã tạo dựng được nền tảng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực và tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Việc tổ chức Hội nghị này có nhiều ý nghĩa to lớn, là cơ hội quý báu để DN Hàn Quốc đối thoại với Bộ Tài chính về chính sách thuế, hải quan. Đồng thời là cơ hội để giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của các DN Hàn Quốc, góp phần thiết thực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
Tại Hội nghị, đặt câu hỏi liên quan đến chính sách thuế, hải quan, đại diện Công ty may mặc Ivory thông tin về trường hợp nhà máy của DN tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa bị xảy ra vụ hỏa hoạn lớn vào năm 2021 khiến Công ty rơi vào khó khăn. Theo quy định của Nghị định 134/2016/NĐ-CP được áp dụng tại thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, việc xác định nguyên nhân và tổn thất vụ hỏa hoạn phải được hoàn tất và báo cáo cơ quan Hải quan liên quan đến DN xuất khẩu trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh hỏa hoạn, trường hợp đã quá thời hạn báo cáo thì phải nộp phạt theo quy định.
Tuy nhiên, việc xác định tổn thất và báo cáo trong thời hạn 30 ngày trên thực tế là hết sức khó khăn nên DN đang bị xem xét xử phạt. Vì vậy, DN kiến nghị Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cân nhắc đến tình hình khó khăn do vụ hỏa hoạn gây ra và xem xét tích cực phương án miễn số tiền phạt nêu trên cho DN như đã từng tạo điều kiện cho một trường hợp tương tự trước đó.
Trao đổi về vấn đề Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về thời hạn giám định trong 30 ngày gây khó khăn cho DN, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho biết, hàng hóa XNK đang trong thời gian giám sát của cơ quan Hải quan nhưng phải giám định chứng nhận bị thiệt hại do hỏa hoạn, DN xảy ra hỏa hoạn thời điểm nào thì áp dụng theo quy định pháp luật tại thời điểm đó. Để tháo gỡ khó khăn cho DN, đề nghị DN cung cấp đầy đủ hồ sơ để cơ quan quản lý xem xét tính chất, mức độ thiệt hại có giống trường hợp như DN viện dẫn hay không. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng đề nghị ngoài Công ty may mặc Ivory, nếu còn có DN nào trong trường hợp tương tự thì báo cáo, đề xuất để Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính, đề xuất Chính phủ xem xét các yếu tố cụ thể cũng như xem xét một cách tổng thể để bảo đảm tạo điều kiện cho các DN trong hoàn cảnh tương tự.
Nỗ lực hoàn thiện cơ chế, chính sách
Liên quan đến các câu hỏi về các vướng mắc trong xuất nhập khẩu tại chỗ, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Âu Anh Tuấn đã giải thích, làm rõ việc sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Theo ông Âu Anh Tuấn, thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội DN về việc sửa đổi Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và đã nhận được các ý kiến đóng góp từ các Bộ, ngành, hiệp hội DN. Lộ trình sẽ trình Chính phủ ban hành trong năm 2024, có hiệu lực từ đầu năm 2025, đồng bộ với việc cơ quan Hải quan thực hiện dự án Hải quan số, Hải quan thông minh.
Ông Tuấn cũng cho biết, khoản 1 Điều 35 Nghị định 08 có 3 điểm thì dự kiến sẽ bỏ điểm c, giữ lại điểm a, b. Điểm a và b sẽ chuyển vào hướng dẫn tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC). Tuy nhiên, trong quá trình sửa đổi, đã nhận được ý kiến của DN, trong đó có DN Hàn Quốc, đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đánh giá kỹ lưỡng cơ sở pháp lý, tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đến thu thuế của Nhà nước cũng như việc hài hòa tạo thuận lợi thương mại và các hoạt động quản lý khác trong bối cảnh xuất nhập khẩu tại chỗ chiếm hiện chiếm 18% kim ngạch xuất nhập khẩu, có vai trò to lớn trong hình thành chuỗi cung ứng liên hoàn tại Việt Nam, giúp DN thuận tiện trong đầu tư, kinh doanh, thực hiện thủ tục hoàn thuế…
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của DN. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các đơn vị luôn quan tâm và hỗ trợ tích cực các DN; xem đây là một phần quan trọng trong việc đưa chính sách vào cuộc sống.
Với các quy định mới trong lĩnh vực thuế và hải quan được tóm lược tại Hội nghị này, các DN có điều kiện lắng nghe trực tiếp và cụ thể hơn, cũng như có trao đổi để hiểu sâu hơn, giúp cho DN mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Đối với những ý kiến về nội dung liên quan đến quy định tại Luật, Nghị định… vượt quá thẩm quyền, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn yêu cầu các đơn vị liên quan ghi nhận, khẩn trương tổng hợp và có báo cáo Bộ Tài chính xem xét trình Chính phủ.
Ngoài những câu hỏi, những vấn đề đã được đề cập nêu trên, đề nghị các DN có thể trực tiếp liên hệ Bộ Tài chính cùng Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan hoặc thông qua Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam để được giải đáp kịp thời đối với những vấn đề còn chưa rõ.
*Theo Báo Pháp Luật Việt Nam
Tổng Cục Hải Quan Việt Nam
31/08/2024
31/08/2024
24/03/2024
23/03/2024
21/03/2024
20/03/2024
17/03/2024
15/03/2024
15/03/2024
15/03/2024
15/03/2024
13/03/2024
13/03/2024
11/03/2024
09/03/2024
07/03/2024
07/03/2024
06/03/2024
06/03/2024
03/03/2024
01/12/2024
17/11/2024
12/11/2024
12/11/2024
10/11/2024
10/11/2024
02/11/2024